Nhà vệ sinh cỡ nhỏ là giải pháp được áp dụng khi diện tích ngôi nhà không quá lớn. Tuy vậy, ngay cả khi chỉ được xây dựng với diện tích khiêm tốn, gia chủ vẫn phải đảm bảo thiết kế nhà vệ sinh nhỏ một cách bài bản, khoa học. Bài viết dưới đây, Nội Thất PTC sẽ chỉ ra các nguyên tắc và các mẫu thiết kế nhà vệ sinh nhỏ mà bạn có thể tham khảo.
Mục Lục
- 1 Kích thước nhà vệ sinh nhỏ cần đảm bảo khi thiết kế
-
2 Những nguyên tắc khi thiết kế nhà vệ sinh nhỏ
- 2.1 Thiết kế nhà vệ sinh diện tích nhỏ nên đơn giản, nội thất tương xứng
- 2.2 Linh hoạt tùy chỉnh hình dáng của nhà vệ sinh
- 2.3 Sử dụng kính, rèm che để ngăn cách các khu vực chức năng
- 2.4 Lắp đặt cửa sổ cho phòng vệ sinh nhỏ
- 2.5 Thiết kế hệ thống chiếu sáng và thông gió
- 2.6 Lựa chọn màu sắc phù hợp
- 2.7 Các yếu tố khác về phong thủy khi thiết kế nhà vệ sinh nhỏ
- 3 Các mẫu nhà vệ sinh nhỏ đẹp, nổi bật
Kích thước nhà vệ sinh nhỏ cần đảm bảo khi thiết kế
Dù chỉ là một công trình phụ, nhưng nhà vệ sinh có vai trò rất lớn trong ngôi nhà của bạn. Hiện nay, nhà vệ sinh ngày càng được gia chủ đầu tư xây dựng, nới rộng diện tích. Đây không chỉ là nơi dùng để tiểu, đại tiện, mà còn là không gian thư giãn sau ngày dài làm việc.

Tuy nhiên, nếu diện tích nhà hạn hẹp, bạn buộc phải xây dựng một nhà vệ sinh với kích thước nhỏ. Vậy, diện tích cần đảm bảo là bao nhiêu. Thông thường, kích thước nhà vệ sinh rơi vào khoảng 2,2 đến 3 mét vuông. Diện tích này là vừa đủ cho các khu vực chức năng cơ bản gồm: bồn cầu, lavabo rửa mặt và khu vực tắm (vòi hoa sen).
Lưu ý, kích thước kể trên là tiêu chuẩn, không nên thu hẹp thêm diện tích vì sẽ khiến phòng vệ sinh trở nên chật chội, bí bách, không đảm bảo đủ chức năng. Nhà vệ sinh nhỏ sẽ giúp tiết kiệm được diện tích ngôi nhà, dùng để ưu tiên cho các phòng chức năng khác.
Những nguyên tắc khi thiết kế nhà vệ sinh nhỏ
Nhà vệ sinh dù nhỏ vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc thiết kế. Nếu cẩu thả sẽ khiến không gian này thiếu tinh tế, mất đi tính thẩm mỹ, thậm chí là không đảm bảo công năng sử dụng. Dưới đây là những nguyên tắc khi thiết kế nhà vệ sinh nhỏ.
Thiết kế nhà vệ sinh diện tích nhỏ nên đơn giản, nội thất tương xứng
Với kích thước chỉ chừng 3 mét vuông, nhà vệ sinh cỡ nhỏ chỉ nên sử dụng kiểu thiết kế đơn giản. Bạn sẽ phải ưu tiên những thiết bị nội thất có kích thước nhỏ gọn, đơn giản. Tránh dùng những vật dụng với hình dáng cầu kỳ, phức tạp.

Ngoài ra, cần hạn chế việc đưa quá nhiều đồ đạc linh tinh vào không gian này. Cần phải hiểu đây là phòng với chức năng đi vệ sinh, không phải nhà kho. Mất quá nhiều diện tích cho đồ đạc không liên quan có thể làm ảnh hưởng đến chức năng nhà vệ sinh. Không đủ khoảng không gian để tắm chẳng hạn. Ở đây chỉ nên có mặt của những vật dụng liên quan như bót, kem đánh răng, xô nước, khăn lau mặt…
Để nhà vệ sinh nhỏ gọn hơn, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng loại bồn cầu âm tường. Điều này vừa tối ưu cho không gian, vừa giúp căn phòng trở nên ngăn nắp, gọn gàng hơn.
Linh hoạt tùy chỉnh hình dáng của nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh thông thường có hình chữ nhật. Tuy nhiên, đây không phải nguyên tắc bất di bất dịch không thể thay đổi. Trong một số trường hợp, bạn có thể linh hoạt thay đổi thành các hình khác miễn sao phù hợp với cấu trúc ngôi nhà. Nguyên nhân do nhà vệ sinh thường được xây ở những khu vực không vuông vức trong ngôi nhà nhằm lấp đầy các khoảng trống đó. Đây như là một giải giúp tổng thể ngôi nhà đẹp hơn.
Sử dụng kính, rèm che để ngăn cách các khu vực chức năng
Như đã nói, một nhà vệ sinh thường sẽ có 3 khu vực chức năng: bồn cầu, lavabo và vòi sen. Trong đó, bồn cầu và lavabo được tính là khu khô, vị trí vòi sen được tính là khu ướt. Để nhà vệ sinh khô ráo, thông thoáng, bạn nên sử dụng kính hoặc rèm che để ngăn cách hai khu vực này với nhau.

Lắp đặt cửa sổ cho phòng vệ sinh nhỏ
Phòng vệ sinh vốn ẩm mốc, tụ khí, nhất với khi kích thước hạn chế. Lúc này, một ô cửa sổ là điều rất cần thiết để buồng vệ sinh trở nên thông thoáng hơn. Bạn sẽ tận dụng được ánh sáng tự nhiên để không gian trở nên khô ráo, thoáng đãng.
Cửa sổ nên được lắp ở trên cao, gần trần nhà. Chú ý đảm bảo chiều cao ô cửa, hoặc sử dụng những ô cửa mà bên ngoài không thể nhìn vào được bên trong nhằm đảm bảo sự riêng tư khi đi vệ sinh.
Thiết kế hệ thống chiếu sáng và thông gió
Mùi và ánh sáng là hai yếu tố cần giải quyết đối với một nhà vệ sinh cỡ nhỏ. Chẳng ai muốn ngồi ở một nơi tăm tối mà còn bốc mùi phải không nào? Lúc này, một chiếc quạt thông gió sẽ là giải pháp hoàn hảo. Bên cạnh đó, đảm bảo ánh sáng cho nhà vệ sinh bằng việc lắp đặt các bóng đèn tiết kiệm công suất lớn.
Lựa chọn màu sắc phù hợp
Đừng vì thiết kế nhà vệ sinh nhỏ mà qua loa về màu sắc nhé. Nên sử dụng những gam màu sáng, nhẹ nhàng, thanh nhã, không chỉ tạo được cảm giác mở rộng về không gian, mà còn mang đến sự dễ chịu, thoải mái ngay cả khi bạn phải sử dụng lâu. Trắng và xanh nhạt là những màu sắc được sử dụng phổ biến nhất trong nhà vệ sinh. Tránh sử dụng những màu trầm, tối, sẽ khiến không gian càng trở nên eo hẹp và tăm tối hơn.

Các yếu tố khác về phong thủy khi thiết kế nhà vệ sinh nhỏ
Giống như các phòng chức năng khác, thiết kế nhà vệ sinh nhỏ gọn vẫn có những nguyên tắc về mặt phong thủy cần được đảm bảo. Cụ thể như sau:
- Nhà vệ sinh diện cần tránh hướng Nam, Tây Nam và Đông Bắc. Đây là những hướng được cho là sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tài lộc cho gia chủ.
- Kỵ việc xây nhà vệ sinh ở trung tâm của ngôi nhà. Không nhưng gấy mất mỹ quan mà còn khiến mùi hôi từ trung tâm lan tỏa khắp ngôi nhà.
- Cửa ra vào phòng vệ sinh nhỏ không được để đối diện cửa ra vào phòng ngủ.
- Trên cùng một tầng, nếu phải xây 2 nhà vệ sinh, hãy thiết kế cho chúng “quay lưng” vào nhau để thuận tiện việc lắp đặt hệ thống thoát nước.
- Hướng bồn cầu không được trùng với hướng nhà, trực xung với giường, bếp nấu. Hướng tốt nhất là hướng chéo hoặc vuông góc với cửa nhà vệ sinh.
- Khi thiết kế nhà vệ sinh nhỏ trong phòng ngủ phải thường xuyên giội rửa, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ.
- Thiết kế nhà vệ sinh nhỏ đẹp nên tránh lắp đặt dưới gầm cầu thang.
Các mẫu nhà vệ sinh nhỏ đẹp, nổi bật
Để giúp bạn hình dung rõ hơn về các thiết kế nhà vệ sinh nhỏ, Nội Thất PTC giới thiệu đến bạn một số mẫu phòng vệ sinh nhỏ đẹp để bạn tham khảo. Chi tiết ngay sau đây.
Mẫu nhà vệ sinh nhỏ gọn, sử dụng kính tách khu vực chức năng
Đây là mẫu cơ bản mà bạn có thể áp dụng khi thiết kế nhà vệ sinh nhỏ. Dựa vào ảnh có thể thấy rõ rệt các khu vực chức năng. Trong đó, không gian tắm được đặt bên trong cùng và sử dụng kính để tách bạch với khu vực bồn cầu và lavabo rửa mặt.
Việc sử dụng kính làm tấm che sẽ giúp lúc tắm nước không bị văng tung tóe ra sàn. Lưu ý, bạn nên sử dụng loại kính chất lượng tốt, độ dày từ 1cm – 1,2cm nhằm đảm bảo an toàn. Bạn cũng có thể nâng gờ khu vực vòi sen lên cao một chút để nước không tràn ra ngoài.

Để tối ưu hơn nữa, gia chủ có thể sử dụng bồn cầu âm tường, vừa tiết kiệm diện tích, vừa gọn gàng ngăn nắp. Trong phòng vệ sinh kích thước nhỏ cũng chỉ nên chứa các vật dụng cần thiết như giấy vệ sinh, khăn tắm, đồ vệ sinh cá nhân. Đặt thêm một tấm thảm lót chân ở trong hoặc ngoài cửa ra vào nhà vệ sinh.
Về màu sắc, như hướng dẫn ở trên, hãy lát nền bằng gạch màu trắng để nhà vệ sinh trông sáng sủa, sạch sẽ. Gạch ốp tường có thể thay bằng màu khác. Có thể sử dụng đá hoa cương màu xám chấm đen để tăng thêm tính nổi bật cho không gian này.
Mẫu nhà vệ sinh nhỏ đẹp với bồn tắm nằm
Hiện nay, nhiều gia đình có xu hướng sử dụng bồn tắm nằm thay vì dùng vòi hoa sen. Bồn tắm nằm tạo điểm nhấn cho không gian phòng, đồng thời tạo cảm giác thoải mái hơn cho người sử dụng so với vòi hoa sen. Với nhà vệ sinh diện tích nhỏ, đây không phải là điều không thể thực hiện. Tuy nhiên bạn phải khéo léo lắp đặt để không gian không bị bó hẹp, chật chội.
Với việc sử dụng bồn tắm nằm, bạn nên đặt bồn tắm nằm áp sát vào tường, ngang – dọc tùy vào hình dáng nhà vệ sinh của bạn. Bồn tắm vẫn nên đặt trong cùng để tránh lấn chiếm diện tích. Có thể sử dụng một tấm vải che để ngăn cách với khu vực bồn cầu nếu muốn.

Ngoài ra, các yếu tố khác đảm bảo như thông thường: sử dụng gạch màu sắc sáng, trang nhã; chỉ lắp đặt các nội thất cần thiết; thành bồn tắm không nên quá cao, cẩn thận trơn trượt khi từ bồn tắm bước ra…
Mẫu thiết kế nhà vệ sinh nhỏ trong phòng ngủ
Nhà vệ sinh trong phòng ngủ hiện nay rất phổ biến. Với việc lắp đặt như vậy sẽ tiết kiệm được diện tích ngôi nhà, đồng thời tiện lợi hơn cho người sử dụng. Dưới đây là mẫu thiết kế nhà vệ sinh nhỏ trong phòng ngủ mà bạn có thể tham khảo.
Đầu tiên, cần phải tiết chế hơn nữa các vật dụng, đồ đạc mà bạn định sẽ mang vào nhà tắm. Những thứ này có thể đặt ở bên ngoài. Công năng của phòng vệ sinh lúc này chỉ đơn giản là để “giải quyết nhu cầu”. Nếu đủ diện tích và bạn là người yêu thích toilet hơn giường ngủ thì có thể đầu tư vào không gian này. Một chiếc bồn tắm sang trọng chẳng hạn.

Về tông màu, nên sử dụng loại gạch nền và ốp tường cùng màu với phòng ngủ của bạn để đồng bộ. Thêm vào đó, chú ý đến các yếu tố phong thủy khi thiết kế nhà vệ sinh nhỏ trong phòng ngủ mà chúng tôi đã nhắc đến ở trên. Ví dụ: cửa phòng vệ sinh không đối diện đầu giường, hướng bồn cầu đặt chéo hoặc vuông góc với cửa nhà vệ sinh…
Nội Thất PTC vừa gửi đến bạn nội dung về các nguyên tắc thiết kế nhà vệ sinh nhỏ, cùng với đó là các mẫu nhà vệ sinh nhỏ hiện đại, bắt mắt. Hãy theo dõi chúng tôi để được cập nhật, bổ sung các kiến thức bổ ích về nội thất.