( Noithatptc.com )Trong lối sống hiện đại ngày nay, vai trò của nhà vệ sinh ngày càng được nâng tầm. Đây không chỉ là nơi đi vệ sinh, mà còn là không gian thư giãn của nhiều người, chúng ta đọc báo, lướt mạng xã hội, ngâm mình trong bồn tắm… Để đảm bảo đầy đủ công năng, kích thước nhà vệ sinh là điều quan trọng cần đảm bảo. Vậy, kích thước bao nhiêu là tiêu chuẩn cho nơi “giải quyết nỗi buồn” này, mời bạn tham khảo bài viết ngay dưới đây của Nội Thất PTC.
Mục Lục
Tại sao cần đảm bảo kích thước nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là một trong những công trình đi kèm khi tiến hành xây cất một ngôi nhà. Kích thước nhà vệ sinh thường nhỏ hơn các gian phòng khác như phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp…Khi xây WC, cần tính toán, đảm bảo diện tích, thước hợp lý, khoa học. Lý do vì:

- Tính thẩm mỹ của ngôi nhà: Là một phần của ngôi nhà, vì thế kích thước nhà vệ sinh phải tương thích với diện tích chung. Nếu kích thước buồng vệ sinh quá lớn trong khi diện tích nhà nhỏ, hoặc ngược lại, quá nhỏ khi diện tích nhà lớn, đều ảnh hưởng xấu đến cấu trúc và thẩm mỹ của ngôi nhà.
- Đáp ứng về công năng, tiện nghi cho người sử dụng: Không chỉ là nơi phục vụ nhu cầu đại, tiểu tiện, tắm rửa, giặt giũ, nhà vệ sinh còn là không gian thư giãn, xả bỏ những stress mệt mỏi sau ngày dài làm việc. Nếu các thông số chiều dài, chiều rộng, chiều cao nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn sẽ đáp ứng được công năng sử dụng, mang lại sự thoải mái cho gia chủ.
- Ý nghĩa về mặt phong thủy: Diện tích nhà vệ sinh không nên tùy tiện xây dựng vì rất có thể phạm phải những khung kích thước Hung (xấu). Chọn kích thước phòng vệ sinh hợp lý sẽ giúp gia chủ sinh sống khỏe mạnh, hạn chế khí âm lan tỏa trong nhà.
Kích thước nhà vệ sinh gia đình thông thường
Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh còn tùy thuộc vào diện tích chung của ngôi nhà. Không có một con số cố định áp dụng cho tất cả. Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày những thông số của một nhà vệ sinh tiêu chuẩn. Khi bạn xây dựng có thể tham khảo hoặc điều chỉnh đôi chút phù hợp với ngôi nhà của mình:

- Chiều cao nhà vệ sinh rơi vào khoảng 1,9m – 2,1m – 2,3m. Chiều rộng tương ứng lần lượt là 0,68m – 0,82m – 1,02m. Kích thước này vừa thuận tiện ra vào, vừa hợp phong thủy.
- Kích thước gạch lát nền nhà vệ sinh: Hãy sử dụng gạch lát có diện tích 20 x 20cm. Bạn nên sử dụng những loại gạch lát có tính ma sát cao để tránh trơn trượt. Về màu sắc, tùy ý lựa chọn theo sở thích và sự hài hòa với căn nhà.
- Gạch ốp tường: Sử dụng gạch có kích thước 20 × 20cm hoặc 20 × 30cm. Màu sắc phù hợp với gam màu chung của ngôi nhà. Phần sát trần nhà nên sử dụng sơn để sơn, không dùng gạch để ốp lên sát trần.
- Chiều cao trần nhà vệ sinh nên là 2,2m. Nếu quá thấp sẽ rất bí bách, không được thoáng mùi.
- Chiều cao của giá treo quần áo là từ 165cm – 170cm.
- Chiều cao từ mặt sàn tới bề mặt chậu rửa là 82cm – 85cm.
- Chiều cao của vòi tắm hoa sen là 75cm – 80cm.
- Chiều cao bát của vòi sen là 170cm – 175cm.
Kích thước nhà vệ sinh công cộng
Ngày nay, mô hình nhà vệ sinh công cộng tương đối phát triển. Cũng tương đối dễ hiểu, bởi những lúc “cấp bách”, bạn sẽ không thể đợi để về đến nhà. Hoặc ở những địa điểm du lịch, nhà vệ sinh công cộng cũng cần được lắp đặt để phục vụ người tham quan, du lịch. Nhà vệ sinh công cộng đem đến sự tiện lợi cho người đi đường, góp phần xây dựng đô thị xanh – sạch đẹp và nâng cao đời sống dân sinh.
Diện tích nhà vệ sinh hợp lý cho mô hình công cộng được xác định từ 2m – 3m2. Trong đó, kích thước buồng vệ sinh dành cho người trưởng thành phải đạt tối thiểu từ 2,5m2 trở lên. Chiều cao trần nhà là 2,2m, khoảng cách từ mặt sàn đến chậu rửa là 82cm – 85 cm.

Đối với các doanh nghiệp, xưởng làm việc, nhà vệ sinh cho công nhân cũng cần được đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng. Đây là một trong những điều thuộc quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động mà chủ doanh nghiệp cần phải thực hiện. Vậy, nhà vệ sinh rộng bao nhiêu thì mới đảm bảo tiêu chuẩn cho công nhân?
Theo tiêu chuẩn thiết kế, kích thước nhà vệ sinh công nhân phải được 2,5m2/ buồng. Ở các xí nghiệp đông công nhân, WC được lắp đặt nhiều buồng, ở WC nam có thêm các bồn tiểu đứng. Đồng thời, loại hình nhà vệ sinh này cần được lát gạch chống trơn, có đèn chiếu sáng, chốt cài cửa, giấy vệ sinh, thùng rác… Phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố của một nhà vệ sinh công nhân cơ bản nhất.
Diện tích chuẩn nhà vệ sinh hiện nay
Có nhiều mô hình nhà vệ sinh từ nhỏ đến lớn. Kích thước buồng vệ sinh ở hộ gia đình, ở quán cà phê, văn phòng làm việc, trung tâm thương mại… là khác nhau. Dưới đây là kích thước tiêu chuẩn của 3 mô hình nhà vệ sinh.
Kích thước tiêu chuẩn dành cho nhà vệ sinh nhỏ
Diện tích tối thiểu nhà vệ sinh là từ 2,5m2 – 3m2. Với diện tích này, WC nhà bạn thường chỉ bao gồm: bồn cầu, lavabo (bồn rửa) và vòi hoa sen. Lưu ý, đây đã là kích thước tối thiểu nhà vệ sinh, bạn không nên cố gắng o ép thêm về diện tích sẽ khiến không gian trở nên chật chội, bó hẹp, gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng.

Đối với diện tích phòng vệ sinh kể trên, bạn cần phải có cách bố trí khéo léo các vật dụng bên trong để phòng không quá bừa bộn, thừa thãi. Thông thường chỉ gồm các đồ dùng vệ sinh cá nhân, bót, kem, sữa rửa mặt, khăn tắm, xô nước… Ngoài ra, nếu muốn không gian trong buồng vệ sinh được rộng hơn bạn có thể lắp đặt lavabo ở bên ngoài.
Thông thường, với những nhà vệ sinh nhỏ hẹp sẽ được xây dựng ở các vị trí khiêm tốn như cuối hành lang, góc khuất trong nhà, hoặc tận dụng dưới gầm cầu thang.
>> Xem thêm : Tổng hợp những mẫu nhà vệ sinh đẹp phổ biến nhất hiện nay
Kích thước tiêu chuẩn nhà vệ sinh vừa
Một nhà vệ sinh có diện tích vừa phải thường dao động từ 4m2 – 6m2. Với diện tích kể trên, ngoài việc bố trí bồn cầu, lavabo, vòi sen, bạn còn có thể lắp đặt thêm một số nội thất như: bồn tiểu nam hoặc tủ đựng đồ nhỏ ngay bên trong nhà vệ sinh.

Kích thước nhà vệ sinh cỡ vừa thường được xây dựng trong các ngôi nhà có diện tích trung bình, nhà cấp 4… Ngoài ra, từ 4m2 – 6m2, bạn có thể thiết kế tách biệt khu vực tắm với bồn cầu và lavabo. Sử dụng kính cường lực hoặc rèm che để ngăn cách hai không gian này. Hoặc, có thể sử dụng bồn tắm nằm với kích thước 120cm x 90cm (đối với bồn tắm hình chữ nhật) và 100cm x 100cm (đối với bồn tắm vuông).
Khi sử dụng kính cường lực bên trong nhà vệ sinh, gia chủ nên lưu ý lựa chọn loại kính có độ dày từ 1cm – 1,2cm để có thể đảm bảo an toàn cũng như khả năng cách nhiệt, cách âm.
Kích thước tiêu chuẩn nhà vệ sinh lớn
Diện tích nhà vệ sinh cỡ lớn rơi vào khoảng 10m2 – 11m2 trở lên. Với một căn phòng rộng thế này, bạn có thể tha hồ trang bị nội thất, các vật dụng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cá nhân. Đây hẳn là buồng vệ sinh trong mơ của bạn. Một số nội thất cho WC cỡ lớn có thể kể đến như: bồn tiểu nam, bồn tắm nằm, tủ đồ, máy xông hơi, máy sấy… Thậm chí, còn có thể trưng bày thêm cây xanh, tranh ảnh để tăng tính thẩm mỹ.

Kích thước nhà vệ sinh kể trên phù hợp những căn hộ có diện tích lớn, có nhu cầu sử dụng cao. Ngoài ra, các văn phòng làm việc cũng có thể áp dụng diện tích này mà xây dựng. Nhà vệ sinh hoàn toàn có thể trở thành một không gian lý tưởng để bạn thư giãn. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, hãy ngâm mình trong bồn tắm, mở cho mình một ca khúc nhẹ nhàng. Quả thật rất tuyệt vời.
>> Xem thêm : Top các mẫu thiết kế nhà vệ sinh nhỏ hiện đại, bắt mắt
Một số lưu ý khi lựa chọn kích thước nhà vệ sinh
Không chỉ cần đảm bảo diện tích, kích thước nhà vệ sinh đúng chuẩn, trước khi tiến hành thi công, bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, lựa chọn vị trí xây nhà vệ sinh phù hợp: Nhà vệ sinh thông thường được xây dựng khỏa lấp vào những vị trí không vuông vức, góc nhọn của khu đất hình tam giác, dưới gầm cầu thang… Nhà vệ sinh nên xây ở những vị trí tiện lợi trong nhà, cuối hành lang để không làm lan tỏa mùi sang các phòng khác.
Thứ hai, đảm bảo công năng khi xây nhà vệ sinh: Như đã nói, tùy vào diện tích tổng thể ngôi nhà mà quyết định kích thước nhà vệ sinh. Tuy nhiên, chớ nên o ép diện tích không gian này. Nhà vệ sinh phải đủ rộng để giải quyết được hai nhu cầu tối thiểu đó là đi vệ sinh và tắm giặt. Trong điều kiện cho phép bạn nên thi công nhà vệ sinh rộng một chút để có thể lắp đặt thêm nội thất, vật dụng khác.
Thứ ba, lưu ý hướng cửa nhà vệ sinh: Về cả thẩm mỹ lẫn phong thủy, bạn không nên đặt cửa ra vào nhà vệ sinh đối diện với phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng thờ… và bất kỳ phòng chức năng nào trong nhà. Bởi, đó là cách bố trí không hợp lý, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tài vận trong gia đình.

Thứ tư, phải đảm bảo nhà vệ sinh luôn thông thoáng: Nhà vệ sinh vốn là môi trường lý tưởng để vi khuẩn, gián, muỗi sinh sống. Chính vì vậy, bạn cần thường xuyên cọ rửa, lau chùi, giữ cho không gian này khô ráo, thoáng mùi. Để đảm bảo việc này, kích thước nhà vệ sinh đóng vai trò quan trọng. Không gian cao ráo, rộng rãi sẽ thoáng khí hơn, loại bỏ được ẩm mốc. Bạn cũng có thể lắp thêm ống thông gió hoặc cửa sổ để tận dụng ánh nắng tự nhiên chiếu vào.
Thứ năm, những phòng vệ sinh trên cùng một lâu nên được xây dựng nằm cùng trên một trục thẳng. Điều này nhằm mục đích đảm bảo việc cấp thoát nước được diễn ra thuận lợi. Cùng một tầng, nếu phải bố trí 2 phòng vệ sinh thì gia chủ nên thi công cho chúng “dựa lưng” vào nhau. Cách này sẽ thuận tiện rất nhiều cho việc lắp đặt hệ thống kỹ thuật nhà vệ sinh.Như vậy, kích thước nhà vệ sinh là điều quan trọng không kém các phòng chức năng khác khi xây cất nhà cửa. Với bài viết kể trên, Nội Thất PTC hy vọng sẽ giúp bạn quyết định được diện tích, kích thước và các thông số khác để thi công WC cho căn hộ của mình. Theo dõi Nội Thất PTC để đón đọc thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé !
Tìm kiếm liên quan tới ” Kích thước nhà vệ sinh “
kích thước nhà vệ sinh
chiều cao nhà vệ sinh
kích thước nhà vệ sinh gia đình
kích thước buồng vệ sinh
diện tích tối thiểu nhà vệ sinh
diện tích chuẩn nhà vệ sinh
diện tích nhà vệ sinh
nhà vệ sinh rộng bao nhiêu
tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh
tiêu chuẩn nhà vệ sinh
kích thước tối thiểu nhà vệ sinh
diện tích phòng vệ sinh
chiều cao trần nhà vệ sinh
kích thước phòng vệ sinh
diện tích nhà vệ sinh hợp lý
An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, TP HCM