Những cách bố trí phòng bếp gia chủ nhất định phải đảm bảo

Để đảm bảo không gian nấu nướng được gọn gàng, khoa học, hợp phong thủy cần đảm bảo cách bố trí phòng bếp hợp lý. Sẽ có rất nhiều nguyên tắc bạn cần lưu ý khi bố trí cho căn phòng chức năng này. Ngay bây giờ, cùng Nội Thất PTC tìm hiểu cách bố trí phòng bếp chuẩn xác

Cách bố trí phòng bếp hợp phong thủy theo hướng bản mệnh

Ngày nay, cách bố trí phòng bếp đẹp theo hướng ngũ hành bản mệnh đã không còn quá xa lạ. 5 yếu tố ngũ hành bao gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi hành ứng với một năm sinh nhất định. Bố trí nhà bếp đúng hướng giúp gia chủ đón được luồng khí tốt, tránh được những dòng khí yếu bất lợi cho tài vận, sức khỏe người trong gia đình. Với từng bản mệnh, hướng bố trí bếp sẽ khác nhau. Dưới đây là thông tin chi tiết.

Hướng đặt bếp mệnh Kim

Người mệnh Kim nên bố trí nhà bếp theo hướng Tây. Hướng này giúp gia chủ mệnh Kim có được may mắn và bình an.

Phòng bếp cần được bố trí gọn gàng, khoa học, hợp phong thủy
Phòng bếp cần được bố trí gọn gàng, khoa học, hợp phong thủy

Người mệnh Kim thuộc những năm sinh sau:

  • 1932, 1992    Nhâm Thân
  • 1955, 2015    Ất Mùi
  • 1984, 1924    Giáp Tý
  • 1933, 1993    Quý Dậu
  • 1962, 2022    Nhâm Dần
  • 1985, 1925    Ất Sửu
  • 1940, 2000    Canh Thìn
  • 1963, 2023    Quý Mão
  • 1941, 2001    Tân Tỵ
  • 1970, 2030    Canh Tuất
  • 1954, 2014    Giáp Ngọ
  • 1971, 2031    Tân Hợi

Hướng đặt bếp mệnh Mộc

Người mệnh Mộc nên bố trí bếp theo hướng Nam, Đông và Đông Nam. Hướng này giúp gia chủ mệnh Kim thu hút tài lộc, tiền tài vào nhà.

Người mệnh Mộc thuộc những năm sinh sau:

  • Nhâm Ngọ    1942 – 2002
  • Quý Mùi     1943 – 2003
  • Canh Dần     1950 – 2010
  • Tân Mão     1951 – 2011
  • Mậu Tuất     1958 – 2018
  • Kỷ Hợi     1959 – 2019
  • Nhâm Tý     1972 – 2032
  • Quý Sửu     1973 – 2033
  • Canh Thân     1980 – 2040
  • Tân Dậu     1981 – 2041
  • Mậu Thìn     1988 – 2048
  • Kỷ Tỵ        1989 – 2049
Với từng bản mệnh, hướng bố trí bếp sẽ khác nhau
Với từng bản mệnh, hướng bố trí bếp sẽ khác nhau

Hướng đặt bếp mệnh Thủy

Người mệnh Thủy nên bố trí nhà bếp hướng Bắc hoặc các hướng thuộc Đông Tứ Trạch như Đông Nam, Nam. Những hướng trên sẽ sinh vượng khí, giúp gia chủ nhận được nhiều may mắn, tài lộc. Ngoài ra, chuyện tình cảm cũng suôn sẻ, gia đình hạnh phúc.

Người mệnh Thủy thuộc những năm sinh sau

  • Bính Tý    1936, 1996
  • Quý Tỵ        1953, 2013
  • Nhâm Tuất    1982, 1922
  • Đinh Sửu    1937, 1997
  • Bính Ngọ    1966, 2026
  • Quý Hợi    1983, 1923
  • Giáp Thân    1944, 2004
  • Đinh Mùi    1967, 2027
  • Ất Dậu        1945, 2005
  • Giáp Dần    1974, 2034
  • Nhâm Thìn    1952, 2012
  • Ất Mão        1975, 2035

Hướng đặt bếp mệnh Hỏa

Người mệnh Hỏa nên bố trí bếp hướng Nam, Tây Nam, Đông Bắc. Hướng này giúp gia chủ tài vận hanh thông, sự nghiệp thăng tiến. Tránh bố trí bếp hướng Đông, Đông Nam, Tây, Tây Bắc và hướng Bắc.

Người mệnh Hỏa thuộc những năm sinh sau:

  • Giáp Tuất    1934 – 1994
  • Đinh Dậu    1957 – 2017
  • Bính Dần    1986 – 1926
  • Ất Hợi        1935 – 1995
  • Giáp Thìn    1964 – 2024
  • Đinh Mão    1987 – 1927
  • Mậu Tý    1948 – 2008
  • Ất Tỵ        1965 – 2025
  • Kỷ Sửu    1949 – 2009
  • Mậu Ngọ    1978 – 2038
  • Bính Thân    1956 – 2016
  • Kỷ Mùi        1979 – 2039

Hướng đặt bếp mệnh Thổ

Người mệnh Thổ nên bố trí bếp theo hướng Tây Bắc và Đông Nam. Hướng này giúp gia chủ tăng tài khí, công việc thuận buồm xuôi gió.

Người mệnh Thổ thuộc những năm sinh sau:

  • Mậu Dần    1938 – 1998
  • Tân Sửu    1961 – 2021
  • Canh Ngọ    1990 – 1930
  • Kỷ Mão    1939 – 1999
  • Mậu Thân    1968 – 2028
  • Tân Mùi    1991 – 1931
  • Bính Tuất    1946 – 2006
  • Kỷ Dậu    1969 –  2029
  • Đinh Hợi    1947 – 2007
  • Bính Thìn    1976 – 2036
  • Canh Tý    1960 – 2020
  • Đinh Tỵ    1977 –  2037

Cách bố trí nội thất phòng bếp theo khoa học

Để đảm bảo không gian phòng bếp được hài hòa, cân đối, đồng thời hợp phong thủy, các thiết bị nội thất cần được bố trí theo những nguyên tắc nhất định.

Vị trí đặt bếp nấu

Bếp nấu không được đặt ở vị trí ngược với hướng nhà, nghĩa là lưng bếp phải quay về hướng cửa. Đồng thời, phải tránh việc vừa mở cửa ra nhìn ngay thấy bếp. Trong trường hợp không thể thay đổi hướng, gia chủ hãy sử dụng bình phong, rèm cửa để tạo vách ngăn. Cách này gia chủ sẽ ngăn được các luồng khí xấu từ ngoài tràn vào bếp.

Bếp nấu không được quá gần những vị trí có nước
Bếp nấu không được quá gần những vị trí có nước

Bếp nấu thuộc Hỏa, không nên đặt gần những vị trí có nước, bởi Hỏa – Thủy tương khắc. Dưới đây là những hướng tốt để đặt bếp, sẽ mang lại sức khỏe, tài vượng cho gia đình:

  • Hướng Đông hoặc Đông Nam: Hai hướng này thuộc Mộc. Mộc “dưỡng” Hỏa. Đặt bếp hướng này mang lại may mắn, sức khỏe cho gia chủ.
  • Hướng Đông Bắc: Hướng này thuộc Thổ. Hỏa và Thổ tương sinh. Đặt bếp hướng này gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn.

Ngoài ra, không nên đặt bếp nấu cạnh cửa sổ, không để các vật nhọn hướng trực tiếp vào bếp nấu. Điều này được cho là sẽ ảnh hưởng xấu đến hòa khí của các thành viên trong gia đình, dễ dẫn đến mâu thuẫn.

Vị trí đặt bồn rửa

Bồn rửa thuộc Thủy, nên đặt cách xa bếp nấu, bởi Thủy – Hỏa tương khắc, dễ gây hại cho gia chủ. Nếu diện tích phòng bếp nhỏ, buộc phải đặt bồn rửa và bếp nấu gần nhau cần có khoảng cách tối thiểu là 60cm. Với phòng bếp rộng, bạn có thể đặt bếp nấu và bồn rửa vuông góc hình chữ L. Điều này sẽ đem lại may mắn cho gia đình.

Vị trí đặt tủ lạnh

Nhiều gia đình rất tùy tiện khi bố trí tủ lạnh, thường chỉ đặt ở một vị trí cho là thuận mắt. Họ không biết rằng, nếu đặt sai vị trí sẽ ảnh hưởng xấu đến phong thủy, sức khỏe trong gia đình. Vậy nên đặt tủ lạnh ở đâu mới hợp lý?

Tủ lạnh nên được đặt ở hướng Đông Nam hoặc hướng Bắc
Tủ lạnh nên được đặt ở hướng Đông Nam hoặc hướng Bắc

Theo đó, tủ lạnh thuộc Kim, nên đặt trong phòng bếp. Kim – Hỏa tạo nên sự cân bằng về Ngũ hành trong ngôi nhà. Tuy nhiên, không nên đặt tủ lạnh gần hay đối diện với bếp nấu. Vị trí đặt tủ lạnh tốt nhất là ở hai hướng Đông Nam và hướng Bắc.

Vị trí đặt lò vi sóng

Lò vi sóng là thiết bị nhà bếp có kích thước tương đối lớn. Khi hoạt động sẽ phát ra những tia sóng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì vậy, gia chủ cần đặt lò vi sóng ở vị trí thích hợp sao cho vừa thuận tiện sử dụng, vừa không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.

Lò vi sóng phải đặt ở vị trí thông thoáng, có khoảng cách nhất định với những vật dụng tỏa ra nhiệt lượng lớn. Vị trí thích hợp nên là ở tủ dưới, bàn bếp hoặc tủ bếp trên. Nếu đặt ở tủ bếp dưới cần đảm bảo cách mặt đất tối thiểu 20 cm để tránh ẩm ướt và các loại côn trùng dưới đất.

Cách bố trí đèn phòng bếp

Ánh sáng là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ phòng chức năng nào. Trong gian bếp, hệ thống đèn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đèn phòng bếp phải đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng, không quá sáng làm chói lóa, không quá tối khiến phòng bếp u ám.

Đảm bảo cách bố trí đèn bếp hợp lý để mang lại ánh sáng đủ cho bếp
Đảm bảo cách bố trí đèn bếp hợp lý để mang lại ánh sáng đủ cho bếp

Để đảm bảo cường độ ánh sáng vừa đủ, gia chủ cần đảm bảo bố trí đèn phòng bếp ở các vị trí hợp lý. Các vị trí quan trọng cần được tập trung ánh sáng là bàn ăn, tủ bếp và khu vực nấu. Ngoài hệ thống đèn chiếu sáng chính, bạn có thể lắp đặt thêm một số đèn led nhỏ để không gian trở nên ấm cúng hơn.

Cách bố trí phòng bếp và nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh thuộc Thủy, trong khi đó bếp thuộc Hỏa. Theo phong thủy hai phòng chức năng này tối kỵ đặt đối diện nhau sẽ xung khắc, làm hao tổn tài lộc, các thành viên trong gia đình thường bất hòa. Trong trường hợp không thể thay đổi hướng cửa nhà vệ sinh, hãy hóa giải xung khắc bằng cách treo màng hoặc đặt bình phong ngăn cách.

Không bố trí phòng bếp và phòng vệ sinh ở hướng đối diện nhau
Không bố trí phòng bếp và phòng vệ sinh ở hướng đối diện nhau

Cách bố trí phòng bếp hợp lý dựa trên hình dáng bếp

Ngoài những cách bố trí kể trên, gia chủ còn phải dựa vào hình dáng bếp để có cách bố trí phòng bếp đẹp gọn gàng, hợp lý nhất.

Bố trí phòng bếp kiểu chữ I

Phòng bếp kiểu chữ I hiện nay rất được các hộ gia đình ưa chuộng. Ưu điểm phòng bếp kiểu này là tiết kiệm không gian cực kỳ hiệu quả, phù hợp với những gian bếp có diện tích hạn chế.

Cách bố trí phòng bếp kiểu chữ I
Cách bố trí phòng bếp kiểu chữ I

Kiểu bố trí phòng bếp nhà ống chữ I tương đối đơn giản. Tất cả các thiết bị và đồ dùng nhà bếp thường được bố trí trên một mặt tường. Mạch di chuyển từ giữa các khu vực được thực hiện trên một đường thẳng. Để thuận tiện trong quá trình nấu nướng, bạn hãy đặt bồn rửa ở giữa tủ lạnh và bếp nấu. Cách này sẽ giúp bạn hạn chế việc phải di chuyển nhiều.

Cách bố trí phòng bếp hình chữ I rất tối giản, giảm thiểu được sự hỗn loạn về thị giác trong không gian nấu nướng vốn nhỏ hẹp này. Mẫu kiểu bếp này đang rất được ưa chuộng và là xu hướng thiết kế nội thất bếp hiện đại hiện nay.

Bố trí phòng bếp kiểu chữ L

Bếp chữ L là kiểu bếp phổ thông, được rất nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Kiểu này có sự phù hợp với nhiều không gian khác nhau bởi tính thuận tiện và khả năng tối ưu không gian. Từ nhà phố, chung cư cho đến biệt thự, phòng bếp kiểu chữ L đều vừa khin khít.

Cách bố trí phòng bếp hình chữ L
Cách bố trí phòng bếp hình chữ L

Bếp chữ thường được bố trí giữa 2 bức tường vuông góc, liền kề, độ dài giữa hai phần tủ tạo thành chữ L không quá chênh lệch nhau. Cách bố trí này tạo nên một không gian liền mạch, không tồn tại bất cứ khoảng góc chết nào ngăn cách.

Với cách bố trí phòng bếp gọn gàng hình chữ L, hệ thống kệ và tủ bếp trên dưới được kết cấu nối liền bẻ góc 90 độ. Việc này giúp không gian trở nên rộng rãi và tối giản hơn. Thêm nữa, kệ bếp cũng được thiết kế với nhiều ngăn tủ, giúp tăng diện tích và khả năng lưu trữ đồ dùng, thực phẩm.

Bố trí phòng bếp kiểu chữ U

Đối với những biệt thự có diện tích lớn, phòng bếp kiểu chữ U là lựa chọn phù hợp, đẳng cấp hơn cả. Tủ bếp chữ U rất ấn tượng, góp phần làm nổi bật không gian cho toàn ngôi nhà.

Cách bố trí phòng bếp hình chữ U
Cách bố trí phòng bếp hình chữ U

Cách bố trí phòng bếp khoa học chữ U thường là: khu vực lưu trữ, tủ lạnh và bồn rửa được bố trí theo mô hình dòng chảy, tạo ra một tam giác liền mạch giúp tối ưu không gian sử dụng và tiện lợi trong quá trình sử dụng.

Kiểu bếp chữ U được thiết kế với nhiều hộc tủ lưu trữ, giúp bạn có thể cất giữ nhiều đồ dùng, thực phẩm. Kiểu bố trí này mang đến không gian nấu nướng hiện đại, thân thiện và rất thuận tiện.

Cách bố trí phòng bếp nhỏ song song

Phòng bếp song song là một kiểu thiết kế mới mẻ, độc đáo. Dù chưa thịnh hành như những mẫu phòng bếp khác, tuy nhiên, kiểu song song này đang nhận được những phản hồi tích cực từ các hộ gia đình sử dụng. Dự kiến phòng bếp song song này sẽ sớm trở thành xu hướng nội thất phòng bếp trong thời gian tới.

Bố trí bếp song song hiện đại, khoa học
Bố trí bếp song song hiện đại, khoa học

Đặc trưng kiểu bố trí bếp song song là bếp và tủ bếp được đặt đối diện, song song với nhau. Các thiết bị, đồ dùng bếp được áp sát vào hai bên tường, ở giữa là một lối đi trống, thoáng đãng.

Kiểu bố trí bếp song song cho phép một lúc nhiều người có thể tham gia vào việc nấu nướng. Điều này vô hình trung phù hợp với lối sống hiện đại, văn minh ngày nay đó là việc nội trợ bếp núc là công việc chung của cả nam giới và phụ nữ. Một không gian mà cả chồng và vợ cùng loay hoay chuẩn bị cho bữa ăn của gia đình sẽ trở nên ngọt ngào hơn nhiều.

Nội Thất PTC vừa hướng dẫn bạn cách bố trí phòng bếp khoa học, hợp phong thủy. Hãy đối chiếu là với gian bếp nhà mình xem có điểm nào bất hợp lý không và thực hiện điều chỉnh nhé. Theo dõi Nội Thất PTC để được cập nhật những thông tin quan trọng về nội thất, kiến trúc.

Đánh giá
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *