( Noithatptc.com ) Nhà vệ sinh dù chỉ là một công trình phụ, tuy nhiên, không vì thế mà xem nhẹ căn phòng “giải quyết nỗi buồn” này. Nếu không đảm bảo cách bố trí nhà vệ sinh có thể phá hỏng cả kết cấu ngôi nhà, ảnh hưởng xấu đến phong thủy. Bài viết dưới đây, Nội Thất PTC sẽ hướng dẫn bạn cách bố trí nhà vệ sinh hợp lý, đảm bảo khoa học, phong thủy.
Mục Lục
- 1 Hướng dẫn cách bố trí nhà vệ sinh hợp lý, khoa học
-
2 Những điều kiêng kỵ trong cách bố trí nhà vệ sinh
- 2.1 Không đặt nhà vệ sinh trong phòng khách
- 2.2 Không đặt nhà vệ sinh bên cạnh phòng thờ
- 2.3 Không đặt phòng vệ sinh ở hướng Đông Bắc, Tây Nam
- 2.4 Phòng vệ sinh không nên đặt ở trung tâm ngôi nhà
- 2.5 Cửa phòng vệ sinh không được đối diện cửa ra vào phòng ngủ
- 2.6 Tránh 2 cửa phòng vệ sinh đối diện nhau
- 2.7 Kiêng kỵ về phong thủy khi lắp đặt hướng bồn cầu
- 2.8 Phòng vệ sinh phải sạch sẽ, thông thoáng
- 2.9 Không gộp chung phòng vệ sinh, phòng tắm và lavabo rửa mặt
- 2.10 Đầu giường ngủ không tựa vào phòng vệ sinh
- 2.11 Phòng vệ sinh không nên quá nhỏ
Hướng dẫn cách bố trí nhà vệ sinh hợp lý, khoa học
Diện tích, vị trí đặt nhà vệ sinh, cách bố trí nhà vệ sinh ở những vị trí đặc biệt là những điều vô cùng quan trọng bạn cần phải nắm vững và thực hiện đúng.
Xây nhà vệ sinh diện tích bao nhiêu là hợp lý?
Diện tích nhà vệ sinh sẽ chịu ảnh hưởng bởi tổng diện tích của ngôi nhà. Nếu bạn có một cơ ngơi bề thế, hiển nhiên bạn có thể nới rộng không gian nhà vệ sinh theo ý muốn. Thông thường, diện tích nhà vệ sinh rơi vào khoảng 3m2 – 4m2. Diện tích trên vừa đủ để phân chia các khu vực chức năng, bao gồm: khu bồn cầu, bồn rửa (lavabo) và khu tắm đứng.

Trong 3 khu vực chức năng, khu bồn cầu và bồn rửa là không gian khô, khu tắm đứng là không gian ướt. Cần tách biệt hai khu vực này để đảm bảo nhà vệ sinh được khô ráo, sạch sẽ. Gia chủ có thể sử dụng một tấm kính để ngăn cách chúng với nhau.
Trong trường hợp diện tích nhà vệ sinh của bạn rộng hơn và sử dụng bồn tắm nằm thì không nên sử dụng vách ngăn để tránh chật chội. Hiện nay, đối với nhiều gia đình, nhà vệ sinh rất được đầu tư về diện tích. Đây vừa là nơi vệ sinh cá nhân, vừa là không gian thư giãn, đắm mình trong bồn tắm.
Nhà vệ sinh nên đặt ở đâu?
Ngoài vấn đề diện tích, bạn cũng cần phải quan tâm đến vị trí đặt nhà vệ sinh. Không thể tùy tiện đặt ở bất kỳ đâu mình thích mà cần phải đảm bảo về nguyên tắc, kiến trúc và cả phong thủy.
Điều tối kỵ, cần tránh khi đặt nhà vệ sinh đó là không đặt ngay lối vào, phía bên trên phòng ngủ, trên phòng ăn, khu vực bếp nấu… Đặt ở những vị trí này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thẩm mỹ ngôi nhà. Gia chủ nên đặt nhà vệ sinh ở những khu vực thuận tiện đi lại, thoáng khí. Ví dụ, nếu 1 tầng nhà bạn có 2 – 3 phòng ngủ, hãy bố trí nhà vệ sinh ở vị trí tâm điểm, tiện lợi cho tất cả các phòng.

Vị trí đặt nhà vệ sinh lý tưởng nhất là ở những nơi kín đáo, khuất gió. Cuối nhà là vị trí thông thường nhất được xây nhà vệ sinh. Xây ở đây, bạn không những tiết kiệm được diện tích mặt bằng, mà còn hạn chế việc phát tán mùi, khí xấu đến các căn phòng khác trong nhà. Tuy nhiên cần nhớ, vị trí cuối nhà không có nghĩa là được xây ngang hành lang. Đây được coi là cách bố trí nhà vệ sinh “lộ xung sát”, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thay vào đó, gia chủ nên đặt nhà vệ sinh ở góc cuối cùng, phía bên hông hành lang là hợp lý nhất.
Trường hợp ngôi nhà của bạn không được vuông vức, lúc này bạn có thể tận dụng cách bố trí nhà vệ sinh như là một giải pháp khắc phục. Hãy thiết kế nhà vệ sinh ở những góc thừa, vừa hợp phong thủy, lại khiến tổng thể ngôi nhà được vuông vức hơn.
Cách bố trí phòng vệ sinh hợp lý dưới gầm cầu thang
Hiện nay, có nhiều gia đình chọn việc xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang để tận dụng khoảng không gian trống này. Tuy nhiên, về mặt phong thủy, dưới gầm cầu thang mà đặt chỗ ngủ hay nhà vệ sinh đều là không tốt. Nếu bạn là người coi trong phong thủy thì tốt nhất nên tránh. Còn với trường hợp bất khả kháng, diện tích nhà quá khiêm tốn, hãy sử dụng những cách hóa giải sau đây:
- Đặt một chậu cây xanh cạnh nhà vệ sinh để hóa giải âm khí, đảm bảo nguồn vượng khí.
- Đặt đá thạch anh bảo bình trong phòng tắm để giúp cân bằng âm khí, do đá thạch anh mang tính dương.

Cách bố trí phòng vệ sinh hợp lý trong phòng ngủ
Cách bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ hiện nay tương đối thịnh hành. Việc này giúp bạn đi vệ sinh nhanh chóng, không phải di chuyển sang các phòng khác. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, phong thủy, khi xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ, bạn phải chú ý những điều sau:
Không đặt bồn cầu hướng thẳng vào giường ngủ. Trong trường hợp hướng bồn cầu đã bị hướng về phía giường, bạn phải có những cách khắc phục. Ví dụ:
- Thay đổi hướng giường
- Sử dụng rèm hoặc vách ngăn
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý khi bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ thì phải thường xuyên cọ rửa, giữ gìn vệ sinh, để nơi này khô ráo, đóng cửa khi không sử dụng. Nên lắp đặt thêm hệ thống thông gió để thoát khí, thoát mùi.
>> Xem thêm : Kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn cần đảm bảo khi thi công
Những điều kiêng kỵ trong cách bố trí nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh tuy chỉ chiếm một diện tích nhỏ nhưng những điều kiêng kỵ, nên tránh lại rất nhiều. Những điều đó là gì? Tìm hiểu ngay để không phạm phải những sai lầm trong cách bố trí nhà vệ sinh nhé.
Không đặt nhà vệ sinh trong phòng khách
Theo phong thủy, phòng khách là nơi đón nhận dương quang, hội tụ nhiều vượng khí nhất. Nếu đặt nhà vệ sinh tại đây sẽ khiến vượng khí bị ô uế, khí âm lấn át, từ đó ảnh hưởng xấu đến tài vận của gia chủ.

Không đặt nhà vệ sinh bên cạnh phòng thờ
Phòng thờ là nơi thiêng liêng nhất ngôi nhà, là nơi thờ Thần – Phật, ông bà tổ tiên. Chính vì vậy mà tuyệt không được đặt nhà vệ sinh bên cạnh không gian này. Nhà vệ sinh sẽ làm ô uế, ảnh hưởng xấu đến chốn trang nghiêm, thanh tịnh. Gia chủ sẽ phải chịu những điều xui xẻo, không tốt về sức khỏe, tiền bạc nếu đặt nhà vệ sinh ngay cạnh nơi thờ cúng.
Không đặt phòng vệ sinh ở hướng Đông Bắc, Tây Nam
Mặc dù chỉ là một không gian nhỏ trong ngôi nhà, nhưng bạn cần phải đảm bảo không phạm phải hướng xấu khi xây phòng vệ sinh. Theo dân gian, nhà vệ sinh là nơi thủy khí nặng, trong khi đó, hướng Đông Bắc, Tây Nam thuộc phương vị thổ. Thổ khắc Thủy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tài vận, sức khỏe chủ nhà. Ngoài ra, cách bố trí nhà vệ sinh tốt nhất chính là tránh hướng Nam, đây là phương vị hỏa khí, xung khắc.
Phòng vệ sinh không nên đặt ở trung tâm ngôi nhà
Phòng vệ sinh dù được giội rửa sạch sẽ vẫn để lại mùi, vi khuẩn. Chính vì vậy, nếu đặt ở trung tâm ngôi nhà sẽ khiến cả ngôi nhà ô nhiễm. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống của gia đình bạn. Thêm nữa, bố trí nhà vệ sinh giữa nhà cũng rất mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, theo phong thủy, vị trí trung tâm thuộc Thổ. Nhà vệ sinh thuộc Thủy. Thủy – Thổ xung khắc. Xây nhà vệ sinh ở trung tâm sẽ ảnh hưởng xấu đến tài vận trong gia đình, cần tránh.
Cửa phòng vệ sinh không được đối diện cửa ra vào phòng ngủ
Quan niệm xưa cho rằng, cửa là nơi đón nhận vượng khí (khí tốt) từ bên ngoài vào ngôi nhà. Vì vậy, nếu cửa phòng vệ sinh đối diện cửa ra vào phòng ngủ sẽ cản trở tài lộc vào căn phòng của bạn. Không chỉ vậy, còn khiến gia đình bạn nảy sinh nhiều mâu thuẫn, bế tắc không thể giải quyết.
Tránh 2 cửa phòng vệ sinh đối diện nhau
Một số ngôi nhà với diện tích lớn thường được xây dựng nhiều nhà vệ sinh để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Đôi khi gia chủ còn xây cả hai nhà vệ sinh trong cùng một tầng đối diện nhau. Điều này được cho là không nên. Xây như vậy khiến người trong nhà thường mắc phải bệnh tật, tài chính suy giảm.
Kiêng kỵ về phong thủy khi lắp đặt hướng bồn cầu
Hướng bồn cầu cũng là một trong những chi tiết gia chủ cần chú ý trong cách bố trí nhà vệ sinh. Dưới đây là những điều không nên, kiêng kỵ về phong thủy cần chú ý:
- Không nên đặt hướng bồn cầu giống hướng cửa nhà.
- Tránh để bồn cầu trực xung với giường, bếp nấu.
- Tuyệt đối không được đặt bồn cầu ở hướng Bắc, vì như vậy sẽ hình thành cục diện Lửa – Nước xung khắc.
- Hướng bồn cầu nên được đặt chéo hoặc vuông góc với cửa nhà vệ sinh.
- Bồn cầu nên được đặt ở vị trí khuất tầm mắt, kín đáo, sao cho dù đứng ở cửa phòng hoặc soi gương đều không nhìn thấy.

Phòng vệ sinh phải sạch sẽ, thông thoáng
Nhà vệ sinh là nơi chứa đựng nhiều vi khuẩn gây hại, không tốt cho sức khỏe. Đây còn là nơi trú ẩn lý tưởng của gián, muỗi,… Chính vì vậy, phải đảm bảo nơi đây luôn sạch sẽ, thông thoáng. Sử dụng các dung dịch làm sạch thường xuyên. Bạn cũng nên lắp thêm hệ thống thông gió để hút hết những khí ô uế ra bên ngoài.
Khi bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ, bạn càng phải đảm bảo tốt hơn nữa việc giữ gìn vệ sinh. Nếu ở trong một môi trường nhiều vi khuẩn, bạn rất dễ mắc bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một phòng vệ sinh tốt nên có ánh nắng tự nhiên để khô ráo, không khí lưu thông.
Không gộp chung phòng vệ sinh, phòng tắm và lavabo rửa mặt
Như đã nói, cấu trúc nhà vệ sinh thông thường thường có bồn cầu, khu tắm, lavabo rửa mặt. Vì những hạn chế về diện tích, kinh phi, nhiều gia đình nhập chung cả 3 khu vực này với nhau. Trong khi đó, bồn cầu và lavabo là khu khô, khu tắm là khu ướt. Cách bố trí nhà vệ sinh không tách bạch hai khu này sẽ khiến nhà vệ sinh lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt.

Vì vậy, nên tách các khu vực chức năng trong nhà vệ sinh ra riêng. Bạn có thể xây tường, làm vách kính, rèm che hoặc cửa lùa để tạo vách ngăn. Đối với khu tắm là giường tắm thì không cần thiết phải sử dụng vách ngăn vì bạn đã hạn chế được việc nước tắm tung tóe ra sàn.
Đầu giường ngủ không tựa vào phòng vệ sinh
Việc này trước tiên là để đảm bảo vệ sinh. Chắc chắn bạn sẽ không muốn đưa đầu vào một nơi có nhiều vi khuẩn, nặng mùi. Thêm nữa, theo phong thủy, đầu giường ngủ tựa vào phòng vệ sinh sẽ mang đến những điều không may mắn, gia chủ thường suy nghĩ tiêu cực, khó tập trung để làm việc, học tập.
>> Xem thêm : Top các mẫu thiết kế nhà vệ sinh nhỏ hiện đại, bắt mắt
Vì vậy, bài trí nhà vệ sinh nên cách xa giường ngủ, hướng đầu giường không hướng về phía nhà vệ sinh. Những chi tiết này dù rất nhỏ nhưng cần được lưu ý khi bạn tiến hành xây dựng nhà để không ảnh hưởng xấu đến chính mình.
Phòng vệ sinh không nên quá nhỏ
Nhiều người cho rằng, phòng vệ sinh chỉ sử dụng để giải quyết vấn đề tiểu, đại tiện nên không mấy đầu tư. Điều này không những ảnh hưởng xấu đến kiến trúc mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe về lâu dài. Nhà vệ sinh quá nhỏ, bí bách sẽ khiến không khí càng ô uế, không được thông thoáng, trở thành môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển. Kết quả cuối cùng là ảnh hưởng xấu đến người sử dụng.
Bài viết vừa hướng dẫn bạn cách bố trí nhà vệ sinh sao cho chuẩn. Hãy đối chiếu xem mình đã thực hiện đúng những nguyên tắc kể trên chưa, nếu chưa, hãy điều chỉnh sao cho phù hợp nhất nhé. Theo dõi Nội Thất PTC để được cập nhật những thông tin quan trọng, bổ ích về nội thất nhé.
Tìm kiếm liên quan tới ” Cách bố trí nhà vệ sinh “
cách bố trí nhà vệ sinh
bố trí nhà vệ sinh
cách bố trí nhà vệ sinh
bố trí nhà vệ sinh hợp lý
nhà vệ sinh nên đặt ở đâu
bố trí phòng vệ sinh hợp lý
xây nhà vệ sinh
An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, TP HCM